Ngành Kỹ thuật tuyển khoáng

28/07/2022

Tên ngành: KỸ THUẬT TUYỂN KHOÁNG

Mã xét tuyển đại học chính quy: 7520607

Tổ hợp môn xét tuyển: A00; A01; B00; D01

  1. Ngành Kỹ thuật tuyển khoáng học gì?

Khi theo học ngành Tuyển khoáng tại HUMG, sinh viên được trang bị các kiến thức về các môn khoa học cơ bản là nền tảng cho việc học tập các môn học chuyên ngành.

Học ngành Tuyển khoáng, sinh viên sẽ được đào tạo những kiến thức về Kỹ thuật tuyển khoáng, luyện kim và chế biến khoáng sản như: các phương pháp và công nghệ để lấy khoáng sản có ích từ các loại quặng, than, đá,…; các phương pháp và công nghệ luyện ra các kim loại có độ tinh khiết cao cung cấp cho nhiều ngành công nghiệp và công nghệ thu hồi vật liệu khoáng sản chất lượng cao cung cấp cho các ngành: phân bón, gốm, sứ, thủy tinh, xi măng, nhiệt điện, vật liệu xây dựng, …; thiết kế, quản lý và điều hành các nhà máy tuyển khoáng, luyện kim và chế biến khoáng sản.

Học ngành Kỹ thuật tuyển khoáng, sinh viên còn được cung cấp các phương pháp và công nghệ thu hồi kim loại từ chất thải công nghiệp, như: rác thải điện tử, các loại pin, các sản phẩm thải của nhà máy luyện kim (bụi, xỉ…), từ phế liệu …

Ngoài ra, các sinh viên còn có cơ hội đi thực tập thực tế tại các nhà máy tuyển khoáng và luyện kim, cũng như nâng cao kinh nghiệm thực hành các thí nghiệm tuyển phân tách khoáng sản và luyện kim tại phòng thí nghiệm của Bộ môn.

  1. Cơ hội việc làm Ngành Kỹ thuật Tuyển khoáng

*Vị trí việc làm của các kỹ sư ngành Kỹ thuật tuyển khoáng sau khi ra trường:

Làm công việc liên quan đến lĩnh vực khoáng sản, tuyển khoáng, luyện kim tại Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương, Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam, Sở Tài nguyên - Môi trường, Sở Công thương và Sở Khoa học – Công nghệ tại các tỉnh, thành phố và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khai khoáng;

-Kỹ sư điều hành công nghệ tuyển, luyện tại các Nhà máy tuyển khoáng và luyện kim;

-Làm nghiên cứu viên tại các Viện, Trung tâm nghiên cứu; Công ty tư vấn thiết kế về lĩnh vực tuyển khoáng và luyện kim;

-Làm giảng viên giảng dạy về Kỹ thuật tuyển khoáng và luyện kim tại các trường đại học, cao đẳng.

Các công ty, doanh nghiệp sinh viên tốt nghiệp ngành Tuyển khoáng có thể ứng tuyển:

-Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam và các tổng công ty, công ty thành viên;

-Tập đoàn Hóa chất Việt Nam và các tổng công ty, công ty thành viên;

-Tập đoàn Hòa Phát;

- Tập đoàn Masan;

- Tổng Công ty khoáng sản - TKV;

-Tổng Công ty xi măng Việt Nam;

- Công ty cổ phần kim loại màu thái nguyên - vimico;

-Công ty CP Tư vấn đầu tư mỏ và công nghiệp – Vinacomin; Vị trí việc làm của các kỹ sư ngành Kỹ thuật tuyển khoáng sau khi ra trường:

Làm công việc liên quan đến lĩnh vực khoáng sản, tuyển khoáng, luyện kim tại Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương, Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam, Sở Tài nguyên - Môi trường, Sở Công thương và Sở Khoa học – Công nghệ tại các tỉnh, thành phố và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khai khoáng;

-Kỹ sư điều hành công nghệ tuyển, luyện tại các Nhà máy tuyển khoáng và luyện kim;

-Làm nghiên cứu viên tại các Viện, Trung tâm nghiên cứu; Công ty tư vấn thiết kế về lĩnh vực tuyển khoáng và luyện kim;

-Làm giảng viên giảng dạy về Kỹ thuật tuyển khoáng và luyện kim tại các trường đại học, cao đẳng.

Các công ty, doanh nghiệp sinh viên tốt nghiệp ngành Tuyển khoáng có thể ứng tuyển:

-Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam và các tổng công ty, công ty thành viên;

-Tập đoàn Hóa chất Việt Nam và các tổng công ty, công ty thành viên;

-Tập đoàn Hòa Phát;

- Tập đoàn Masan;

- Tổng Công ty khoáng sản - TKV;

-Tổng Công ty xi măng Việt Nam;

- Công ty cổ phần kim loại màu thái nguyên - vimico;

-Công ty CP Tư vấn đầu tư mỏ và công nghiệp – Vinacomin;

- Các mỏ khai thác và nhà máy tuyển than, tuyển quặng, luyện quặng;

-Các viện nghiên cứu: KHCN Mỏ, Mỏ - Luyện kim, Xạ hiếm, Địa chất khoáng sản, Khoa học vật liệu;

Về cơ hội thăng tiến trong công việc:

      Kỹ sư tuyển khoáng làm việc tại các đơn vị sản xuất kinh doanh có cơ hội đảm nhận các vị trí lãnh đạo cấp cao như: Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn; Giám đốc, Phó Giám đốc các Tổng công ty, Công ty hoạt động trong lĩnh vực khoáng sản, tuyển khoáng, luyện kim.

      Tại các Viện, Công ty nghiên cứu về lĩnh vực khoáng sản, tuyển khoáng, luyện kim, các kỹ sư tuyển khoáng được đào tạo ở trình độ cao trở thành tiến sĩ, thạc sĩ có nhiều cơ hội để được bổ nhiệm vào các vị trí lãnh đạo: Viện trưởng, Phó viện trưởng; Giám đốc, Phó Giám đốc Công ty; Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng;…

Có rất nhiều cựu sinh viên ngành Tuyển khoáng đang nắm giữ các vị trí lãnh đạo quan trọng tại các đơn vị sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực tuyển khoáng - luyện kim, điển hình là một số gương mặt sau:

1.Ông Nguyễn Tiến Mạnh - Phó tổng Giám đốc, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam;

2.Ông Đặng Văn Khôi - Giám đốc Công ty Tuyển than Cửa Ông - TKV;

3.TS Đào Duy Anh - Viện trưởng, Viện KH&CN Mỏ - Luyện kim;

4.ThS Bùi Tiến Hải - Phó tổng Giám đốc, Tổng Công ty khoáng sản - TKV;

5.ThS Lý Xuân Tuyên - Phó tổng Giám đốc, Tổng Công ty khoáng sản - TKV;

Ông Nguyễn Mạnh Thắng - Giám đốc, Chi nhánh tuyển Apatit Bắc Nhạc Sơn - Công ty TNHH MTV Apatit Việt Nam;

6. Ông Nguyễn Quốc     Nghiệp - Giám đốc, Chi nhánh tuyển Apatit Cam Đường - Công ty TNHH MTV Apatit Việt Nam;

7. Ông Trần Trọng Quỳnh - Phó Giám đốc, Chi nhánh mỏ tuyển đồng Sin Quyền, Lào Cai - Vimico.

3. Điều kiện học tập và chính sách hỗ trợ sinh viên

Đội ngũ cán bộ cơ hữu của Bộ môn hiện là các giảng viên và nhà khoa học đầu ngành về lĩnh vực Tuyển khoáng trong nước, bao gồm: 2 PGS.TS; 03 TS và 5 ThS. Theo học ngành Kỹ thuật tuyển khoáng sinh viên sẽ được học tập và nghiên cứu khoa học với các cán bộ có chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Phòng học của Nhà trường khang trang, rộng rãi, bố trí đầy đủ các thiết bị hỗ trợ cho quá trình giảng dạy và học tập. Tài liệu học tập phong phú và đa dạng, sinh viên có thể tìm đọc tại thư viện của Trường Đại học Mỏ - Địa chất và tại Văn phòng của Bộ môn Tuyển khoáng. Phòng thí nghiệm của Bộ môn rộng rãi, thoáng mát được đầu tư nhiều thiết bị thí nghiệm hiện đại nhập từ các nước Tây Âu. Phòng thí nghiệm đảm bảo đầy đủ các thiết bị cho sinh viên thực hành các thí nghiệm tuyển phân tách và luyện kim, nhằm nâng cao kỹ năng thực hành cũng như nghiên cứu khoa học.

Nhằm giúp sinh viên dần tiếp cận với thực tế, cũng như biến những kiến thức lý thuyết thành thực tế, trước khi làm Đồ án tốt nghiệp, sinh viên được đi thực tập tại các nhà máy tuyển, luyện có quy mô lớn và công nghệ hiện đại, nằm ở các khu vực: Lào Cai, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Tây Nguyên…

Với các sinh viên có kết quả học tập giỏi và xuất sắc, hàng năm, ngoài nhận được học bổng của nhà trường (mức 100% và 120% so với học phí), sinh viên còn nhận được học bổng khuyến khích học tập của Khoa và các doanh nghiệp tài trợ.

Sinh viên có cơ hội tham gia các hoạt động phong trào của Khoa và các phong trào chung của Trường; tham gia các hoạt động Đoàn, Hội, Sinh viên tình nguyện, tiếp sức mùa thi, các chương trình Chào Tân sinh viên, các giải thi đấu thể thao (bóng chuyền, bóng rổ, bóng đá, cầu lông, võ thuật,…) tham gia cùng hơn 20 CLB sở thích của sinh viên toàn trường: nhảy hiện đại, guitar võ thuật, tiếng anh, các hội đồng hương của các tỉnh và rất nhiều hoạt động ngoại khóa khác.

Sinh viên được tham gia các hoạt động trao đổi sinh viên của Trường Đại học Mỏ - Địa chất với các trường đại học trên thế giới như Pháp, Ba Lan, Mỹ, Nga, Trung Quốc,… (theo thỏa thuận hợp tác giữa hai nhà trường) và rất nhiều hoạt động khác; được tham gia các khóa đào tạo kỹ năng mềm (làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng phòng vấn và viết CV, …)

Sinh viên được hỗ trợ tìm kiếm việc làm trong khi học và sau khi tốt nghiệp ra trường. Hàng năm, Nhà trường tổ chức Ngày hội việc làm tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội tiếp cận và nộp hồ sơ ứng tuyển vào các doanh nghiệp phù hợp; liên kết với các Tập đoàn, công ty, doanh nghiệp để bố trí gặp gỡ tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp đúng chuyên ngành. Ngoài ra, các sinh viên ngành Kỹ thuật tuyển khoáng còn được Bộ môn tư vấn và giới thiệu việc làm đến các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Tuyển và Chế biến khoáng sản.

  1. Thời gian đào tạo và mức học phí

Thời gian đào tạo ngành Kỹ thuật tuyển khoáng: 4,5 năm

Mức học phí (hệ đại học) tính theo tín chỉ là: 445.100 đồng/tín chỉ (Trung bình 1 học kỳ là 6 triệu; 1 năm khoảng 12 triệu đồng)

  1. Cơ hội học bổng và mức lương sau khi ra trường

- Cơ hội học bổng:

Mức lương sau khi ra trường: 8 ÷ 12 triệu đồng/tháng

 

 

 

 

 

Liên hệ:

Khoa Mỏ, Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Địa chỉ: Số 18 phố Viên, phường Đức Thắng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Website: http://min.humg.edu.vn/

Email: khoamo@humg.edu.vn; vanphongkhoamo@gmail.com

Điện thoại/Fax: 024.38387565