Tên ngành: Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa
Mã xét tuyển ĐH chính quy: 7520216
Tổ hợp môn xét tuyển: A00 (Toán – Lý – Hóa); A01 (Toán – Lý – Anh); C01 (Toán – Lý – Văn)
II. THÔNG TIN NGÀNH NGHỀ
1. Giới thiệu về ngành Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa
Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa là sự tích hợp các kỹ thuật cơ khí hiện đại, kỹ thuật điều khiển, kỹ thuật máy tính, lập trình và các phần mềm để giám sát và điều khiển tự động toàn bộ quá trình sản xuất. Ngành học này sẽ nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ tiên tiến vào quá trình sản xuất công nghiệp để chuyển một phần lớn hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất nhờ sức lao động của con người sang cho máy móc thiết bị
2. Ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa học gì?
- Các kiến thức đại cương trong lĩnh vực khoa học xã hội và khoa học tự nhiên;
- Các kiến thức cơ sở ngành như lý thuyết mạch điện - điện tử, kỹ thuật lập trình, kỹ thuật đo lường và các hệ thống cảm biến thông minh…;
- Các kiến thức chuyên ngành như: hệ thống mạng truyền thông công nghiệp, phương pháp điều khiển truyền thống và hiện đại, lập trình tự động hóa các dây chuyền sản xuất công nghiệp, điều khiển điện tử công suất và truyền động điện, chế tạo lập trình và điều khiển robot…
- Tự chọn các học phần liên quan theo sở thích
3. Cơ hội việc làm ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa
Ngành Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa được đánh giá là một ngành học có nhiều triển vọng, đa dạng, đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng trong khâu sản xuất. Ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa là một trong những ngành học có thị trường việc làm khá năng động. Sau khi tốt nghiệp ngành này, các kỹ sư điều khiển và tự động hóa dễ dàng tìm được việc làm với mức lương tương đối với các vị trí như: chuyên viên tư vấn, thiết kế, phân tích mô phỏng, vận hành kỹ thuật tại các nhà máy điện, công ty thương mại dịch vụ Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa, cụ thể một một số vị trí việc làm đó là:
- Kỹ sư vận hành và bảo trì: Bảo đảm quy trình vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa các hệ thống điện, điện tử, tự động.
- Kỹ sư vận hành bảo dưỡng sửa chữa các thiết bị và hệ thống tự động của các nhà máy, xí nghiệp.
- Chuyên gia hệ thống: chuyên phân tích nhu cầu về hệ thống điện, tự động hóa của các công ty, nhà máy.
- Chỉ huy các dự án: Thiết kế các hệ thống tự động và tham gia thi công các dự án về điều khiển tự động.
- Thiết kế các hệ thống tự động hóa cho nhà máy, xí nghiệp, công ty, tổ chức...
- Lập trình ứng dụng: các chương trình điều khiển cho hệ vi xử lý, PLC, CNC, lập trình điều khiển Robot.
- Chuyên gia tư vấn cung cấp các tư vấn, giải pháp trong lĩnh vực tự động, tham gia các chương trình huấn luyện nhân viên.
- Giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp nơi đào tạo Kỹ sư, Cử nhân thuộc lĩnh vực điều khiển và tự động hóa.
4. Điều kiện học tập và chính sách hỗ trợ sinh viên
- Học tập, thực tập, nghiên cứu khoa học dưới sự dẫn dắt tận tình của các giáo sư, tiến sĩ đầu ngành, được đào tạo ở các nước phát triển như Mỹ, Canada, Đức, Pháp, Nga, Trung Quốc;
- Được hỗ trợ vật chất và tài chính trong các hoạt động nghiên cứu khoa học từ các thầy hướng dẫn và các đề tài nghiên cứu;
- Hàng năm được tham gia các đợt thực tập, trải nghiệm ở nhiều nơi và cả các chương trình thực tập và tham quan, trao đổi sinh viên quốc tế (tới nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ) do Nhà trường, Khoa và Bộ môn tổ chức;
- Được tham gia các hội thảo chuyên đề với sự đồng hành của các doanh nghiệp, tập đoàn lớn trong và ngoài nước;
- Được tham gia các hoạt động phong trào của Khoa và Trường; tham gia các hoạt động Đoàn, Hội, Sinh viên tình nguyện, tiếp sức mùa thi, các chương trình Chào Tân sinh viên, các giải thi đấu thể thao (bóng chuyền, bóng rổ, bóng đá, cầu lông, võ thuật) tham gia hơn 20 CLB sở thích của sinh viên toàn trường: nhảy hiện đại, guitar võ thuật, tiếng anh, các hội đồng hương của các tỉnh... và rất nhiều hoạt động ngoại khóa khác.
- Được tham gia các khóa đào tạo kỹ năng mềm (làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng phòng vấn và viết CV…)
- Được hỗ trợ tìm kiếm việc làm trong khi học và sau khi tốt nghiệp ra trường, tìm kiếm cơ hội học tập, học bổng trên đại học ở các trường đại học quốc tế
5. Thời gian đào tạo và mức học phí
- Đào tạo kỹ sư: 4,5 năm
- Đào tạo thạc sĩ:1,5 năm
- Đào tạo tiến sĩ: 3 năm
- Mức học phí (hệ đại học) tính theo tín chỉ là: 445.100 đồng/tín chỉ (Trung bình 1 học kỳ là 6 triệu; 1 năm khoảng 12 triệu đồng). Mức học phí có thể thay đổi theo Quy định của Nhà trường.
6. Cơ hội học bổng và mức lương sau khi ra trường
- Trung bình hàng năm, sinh viên được hỗ trợ hàng trăm suất học bổng có giá trị của Trường, của Khoa, của các nước trên thế giới có chương trình đào tạo hợp tác với Đại học Mỏ-Địa chất và đặc biệt học bổng của các doanh nghiệp dành riêng cho sinh viên của Khoa Cơ - Điện.