Quản lý tài nguyên và môi trường

28/07/2022

Tên ngành: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Mã xét tuyển đại học chính quy: 785.01.01

Tổ hợp môn xét tuyển: A00, B08, C04, D01

  1. Ngành học gì?

Cung cấp các kiến thức cơ bản, cơ sở, toàn diện về ngành Quản lý tài nguyên và môi trường, hệ thống pháp luật và chính sách về tài nguyên, môi trường; điều tra cơ bản phục vụ quản lý nhà nước về tài nguyên và hiện trạng môi trường; xây dựng hệ thống thông tin phục vụ quy hoạch, kế hoạch sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường vì mục tiêu phát triển bền vững.

- Có nhiều môn học được đi thực tế, dã ngoại, học tập ngoài trời tại các địa điểm du lịch sinh thái nổi tiếng (Quần thể Di sản Tràng An, Tam Cốc - Bích Động, Vịnh Hạ Long, Công viên địa chất Non nước Cao Bằng, các vườn quốc gia, làng nghề...).

- Được thực tập tại các cơ quan, doanh nghiệp và các tổ chức liên quan đến quản lý chất lượng môi trường ngay từ khi chuyển sang học các môn chuyên sâu. Các môn học liên quan thực tế được phân bổ đồng đều trong các năm học từ thực tập về tai biến môi trường, quan trắc chất lượng môi trường, thu thập và xử lý dữ liệu môi trường, thực tập về công tác quản lý quản lý môi trường tại các đơn vị, cơ quan quản lý nhà nước.

- Cơ hội tham gia các đề tài, dự án nghiên cứu với các thầy cô về đánh giá rủi ro, tai biến môi trường, các vấn đề về ô nhiễm môi trường sinh thái và BĐKH, các vấn đề an ninh phi truyền thống (chiếm 4/10 vấn đề ưu tiên của Chương trình phát triển LHQ UNDP).

- Chương trình đào tạo được thiết kế giúp SV nắm được và thành thạo những công cụ trong quản lý môi trường như: Các bộ luật, quy định, chính sách trong lĩnh vực môi trường.

- Kỹ năng máy tính: Mô hình hóa các quá trình môi trường, bản đồ, GIS, viễn thám, các hệ thống quan trắc chất lượng môi trường.

- Kỹ năng quản lý, khả năng phân tích bản đồ, biểu đồ, xây dựng các công cụ hỗ trợ ra quyết định phục vụ công tác quản lý.

  1. Cơ hội việc làm
  • Các cơ quan nghiên cứu, viện nghiên cứu về quản lý tài nguyên và môi trường thuộc Tổng cục địa chất và khoáng sản, Tổng cục môi trường, Bộ tài nguyên và Môi trường;
  • Các Sở Tài nguyên môi trường cấp tỉnh;
  • Các phòng tài nguyên môi trường cấp huyện và cán bộ quản lý môi trường tại các xã, phường;
  • Các công ty về tư vấn trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường;
  • Các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp;
  • Các trung tâm công nghệ thuộc sở Tài nguyên môi trường;
  • Có thể đảm nhận các công việc trong lĩnh vực quản lý tài nguyên môi trường, xây dựng, quản lý đánh giá các dự án phát triển đô thị, nông nghiệp, nông thôn; làm việc cho các tổ chức khai khoáng, tài chính, bảo hiểm, ngân hàng,…
  1. Điều kiện học tập và chính sách hỗ trợ sinh viên

* Điều kiện học tập:

- Cơ sở phục vụ giảng dạy, học tập, sinh hoạt, làm việc với gần tổng diện tích 42,540m2 bao gồm: 214 giảng đường/phòng học, 11 phòng máy tính, 03 phòng học ngoại ngữ, có tổng diện tích 16,000m2; 41 phòng thí nghiệm/xưởng thực hành với diện tích 5,000m2; 13 phòng trong tổ hợp thư viện với diện tích 1,600m2; 275 phòng ký túc xá sinh viên với tổng diện tích 10.025m2; 120 phòng quản lý hành chính, phòng làm việc với diện tích 8,846m2; hội trường có 03 phòng với diện tích 1,300m2; sân vận động gần 4,000m2; 05 khu thực tập ngoài trời với diện tích 22,000m2. Trung tâm Thông tin - Thư viện có tổng số đầu sách là 4.542 đầu tài liệu (14.786 cuốn sách). Ngoài ra, Nhà trường còn có cơ sở thực tập ngoài trường ở các tỉnh thành phố cả nước.

* Chính sách hỗ trợ SV:

- Tư vấn SV tham gia các khóa học ngắn hạn, bồi dưỡng kỹ năng chuyên môn và lấy các loại chứng chỉ (certification) hữu ích: HSE, ISO, An toàn.

- Môi trường học tập chuyên nghiệp, đội ngũ giảng viên trẻ, năng động, giảng viên có chuyên môn sâu, tâm huyết. Trong quá trình học SV được tham gia nhiều hoạt động của sinh viên, của CLB Môi trường... giúp SV không chỉ được học mà còn được rèn thêm nhiều kỹ năng sống.

- Cơ hội tốt nghiệp sớm, linh động trong việc lựa chọn chương trình học dưới sự tham vấn của cố vấn học tập. Với SV có học lực khá có thể lựa chọn học song bằng (bằng 2), với các chuyên ngành liên quan đến CNTT, kinh tế phát triển.

  1. Thời gian đào tạo và mức học phí

Thời gian đào tạo:          4 năm

Khối lượng kiến thức toàn khoá gồm có 130 tín chỉ (không kể Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng)

Mức học phí:

Mức học phí (hệ đại học) tính theo tín chỉ là: 445.100 đồng/tín chỉ (Trung bình 1 học kỳ là 6 triệu; 1 năm khoảng 12 triệu đồng)

5. Cơ hội học bổng và mức lương sau khi ra trường

- Mỗi học kỳ, dựa trên kết quả học tập Nhà trường liên tục cấp các suất học bổng khuyến khích học tập cụ thể như sau: - Mức học bổng loại 1 = 130% mức học phí sinh viên phải đóng trong học kỳ đó. - Mức học bổng loại 2 = 100% mức học phí sinh viên phải đóng trong học kỳ đó.

- Quỹ học bổng của trường: 20ty đồng/năm. Các học bổng từ tổ chức, cơ quan khác: Quỹ học bổng Udon Vallet, …..

- Cam kết hỗ trợ giới thiệu việc làm sau khi ra trường đối với SV có học lực khá trở lên. Mỗi năm có nhiều đơn vị tuyển dụng liên hệ với Khoa để xin SV

- Cơ hội giành học bổng sau đại học, du học nước ngoài rộng mở, dựa trên các mối quan hệ của Khoa với các đối tác nước ngoài.

- Mức lương sau ra trường:

  • Sinh viên mới ra trường: 7-10 triệu VNĐ/ tháng
  • 2-3 năm kinh nghiệm: 12-15 triệu VNĐ/tháng
  • 4-5 năm kinh nghiệm: trên 18 – 20 triệu VNĐ/tháng