Kỹ thuật cơ khí động lực

28/07/2022

 

Tên ngành: KỸ THUẬT CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC

Mã xét tuyển đại học chính quy: 7520116

Tổ hợp môn xét tuyển: A00, A01, C01

  1. Ngành Kỹ thuật cơ khí động lực học gì?

Ngành Cơ khí động lực (hay còn gọi là ngành Kỹ thuật cơ khí động lực) là một ngành khoa học nghiên cứu tích hợp gồm khoa học vật liệu, kỹ thuật gia công cơ khí, kỹ thuật thuỷ khí, kỹ thuật nhiệt và hệ thống truyền động & điều khiển máy móc công nghiệp. Chương trình đào tạo (CTĐT) ngành Cơ khí động lực được xây dựng một cách khoa học, trọn vẹn dựa trên sự đối sánh, tham khảo CTĐT của một số trường đại học trên thế giới bao gồm các nhóm học phần như sau:

  • Nhóm học phần khoa học cơ bản: Vật lý, Kỹ thuật nhiệt, Kỹ thuật thuỷ khí, Kỹ thuật điện …
  • Nhóm học phần khoa học cơ sở ngành: Vật liệu kỹ thuật, Cơ học máy, Lý thuyết điều khiển tự động, Vẽ kỹ thuật và công cụ hỗ trợ thiết kế (CAD, NX, Inventor, Solidwork …), Mô phỏng hệ thống Automation, Matlab …
  • Nhóm học phần khoa học chuyên sâu: Truyền động tự động thuỷ lực, Truyền động tự động khí nén, Thiết bị động lực …

2. Cơ hội việc làm Ngành Kỹ thuật Cơ khí động lực

Kỹ sư chuyên ngành Cơ khí động lực có khả năng nghiên cứu, thiết kế, cải tiến và vận hành hệ thống và máy móc công nghiệp. Với các kiến thức được đào tạo tại trường, sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể làm việc trong các lĩnh vực sau:

  • Thiết kế, chế tạo, vận hành hệ thống máy móc, dây chuyền sản xuất công nghiệp;
  • Thiết kế, chế tạo, vận hành nhà máy thuỷ điện, nhà máy nhiệt điện;
  • Thiết kế, giám sát quy trình sản xuất ô tô, phụ tùng ô tô, xe máy;
  • Một số lĩnh vực liên quan tới cơ khí chung.
  1. Điều kiện học tập và chính sách hỗ trợ sinh viên
  • Học tập, thực tập, nghiên cứu khoa học dưới sự dẫn dắt tận tình của các giáo sư, tiến sĩ đầu ngành, được đào tạo ở các nước phát triển như Mỹ, Canada, Đức, Pháp, Nga, Trung Quốc;
  • Được hỗ trợ vật chất và tài chính trong các hoạt động nghiên cứu khoa học từ các thầy hướng dẫn và các đề tài nghiên cứu;
  • Hàng năm được tham gia các đợt thực tập, trải nghiệm ở nhiều nơi và cả các chương trình thực tập và tham quan, trao đổi sinh viên quốc tế (tới nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ) do Nhà trường, Khoa và Bộ môn tổ chức;
  • Được tham gia các hoạt động phong trào của Khoa và Trường; tham gia các hoạt động Đoàn, Hội, Sinh viên tình nguyện, tiếp sức mùa thi, các chương trình Chào Tân sinh viên, các giải thi đấu thể thao (bóng chuyền, bóng rổ, bóng đá, cầu lông, võ thuật) tham gia hơn 20 CLB sở thích của sinh viên toàn trường: nhảy hiện đại, guitar võ thuật, tiếng anh, các hội đồng hương của các tỉnh..v..v.. và rất nhiều hoạt động ngoại khóa khác.
  • Được tham gia các khóa đào tạo kỹ năng mềm (làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng phòng vấn và viết CV ..v.v…)
  • Được hỗ trợ tìm kiếm việc làm trong khi học và sau khi tốt nghiệp ra trường, tìm kiếm cơ hội học tập, học bổng trên đại học ở các trường đại học quốc tế
  1. Thời gian đào tạo và mức học phí

+ Đào tạo kỹ sư:  4,5 năm

+ Đào tạo thạc sĩ:1,5 năm

+ Đào tạo tiến sĩ:  3 năm

Mức học phí (hệ đại học) tính theo tín chỉ là: 445.100 đồng/tín chỉ (Trung bình 1 học kỳ là 6 triệu; 1 năm khoảng 12 triệu đồng)

5. Cơ hội học bổng và mức lương sau khi ra trường

  • Trung bình hàng năm, sinh viên được hỗ trợ hàng trăm suất học bổng có giá trị của trường, của Khoa, của các nước trên thế giới có chương trình đào tạo hợp tác với Đại học Mỏ-Địa chất và đặc biệt học bổng của các doanh nghiệp dành riêng cho sinh viên của Khoa Cơ điện.
  • Mức lương sinh viên ra trường: 9.000.000 - 17.000.000 (sẽ cao hơn khi có kinh nghiệm, sự phấn đấu và nỗ lực).

              

 

  Liên hệ:

Khoa Cơ - Điện, P.605, nhà C12 tầng, Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Địa chỉ: 18 phố Viên, phường Đức Thắng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Website: http://emf.humg.edu.vn                   Điện thoại: (+8424) 37523432

Email: khoacodienmdc@gmail.com   hoặc :  codien@humg.edu.vn

Fax: (+84-24) 37523432